'Đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ, đây là phương pháp tiêu diệt khổ, đây là con đường tiêu diệt khổ', và khi ta nhận thức được điều này, tâm ta thoát khỏi dục vọng, ham muốn tồn tại, vô minh. Ta tự hiểu chân lí 'Tái sinh ta đã đoạn, cuộc sống tu tập của ta đã hoàn tất, ta đã hoàn thành những gì phải làm. Cuộc sống (khổ đau) này ta đã vượt qua'
- Ông bắt đầu giảng pháp bằng cách trình bày con đường dẫn đến kinh nghiệm giác ngộ và giải thoát. Trên cơ sở kinh nghiệm giác ngộ của mình, ông đã giảng Tứ Diệu Đế, Bác Chính Đạo, Vô Ngã, Vô Thường, Duyên Khởi quy luật Nhân Quả và nhiều bài Pháp khác.
- Tại vườn Lộc Uyển ở Sarnath gần Ba-la-nại ông bắt đầu những bài giảng đầu tiên, gọi là "Chuyển Pháp Luân".
- Năm vị Tỳ-kheo đó trở thành năm đệ tử đầu tiên của ông và là hạt nhân đầu tiên của Tăng-Già. Sau đó ông thuyết pháp từ năm này qua năm khác. Ông hay lưu trú tại Vương-Xá và Phệ-xá-li sống bằng khất thực, đi từ nơi này qua nơi khác. - Đệ tử của ông càng lúc càng đông, trong đó có vua Tần-Bà-Xa-La của xứ Ma-kiệt-đà. Vị vua này đã tặng cho Tăng đoàn một tu viện gần kinh đô Vương-xá. Các đệ tử quan trọng của ông là A-Nan-Đà, Xá-Lợi-Phất và Mục Kiền Liên. Cũng trong thời gian này, đoàn Tỉ-Khâu-Ni được thành lập.
- Cuộc đời ông cũng gặp nhiều người xấu muốn ám hại. Trong số đó, có Đề-Bà-Đạt-Đa là người em họ, muốn giành quyền thống lĩnh Tăng-già, nên rắp tâm tìm cách giết hại ông nhiều lần nhưng không thành. Tuy thế Đề-bà-đạt-đa thành công trong việc chia rẽ Tăng-già ở Phệ-xá-li. Ông đi con đường trung đạo và tùy thuận chúng sanh, ngược lại Đề-bà-đạt-đa chủ trương một cuộc sống khổ hạnh cực đoan.
- Ông mất ở tuổi 80. Qua 45 năm giảng dạy (có tài liệu nói là 49 năm) nghĩ rằng các đệ tử có thể chấp lời mình nói là chân lý, chứ không phải chỉ là phương tiện Giác Ngộ. Ông tuyên bố chưa từng nói lời nào. Lời dạy cuối cùng của Đức Phật là: "Tất cả các pháp hữu vi đều Vô Thường, chịu Biến Hoại, hãy Tinh Tiến tu học (để đạt giải thoát)!".
- Theo kinh Đại-Bác-Niết-Bàn, ông qua đời tại Câu-thi-na vào năm 486 (hay 483 trước Công nguyên). Trước đó sức khoẻ của ông đã trở nên rất yếu sau khi dùng bữa cúng dường tại nhà thí chủ Thuần-đà, tuy nhiên sau đó ông có nhấn mạnh cho tôn giả A-Nan-Đà hiểu là Tăng chúng không nên khiển trách người thợ rèn đó đã có thiện ý tối thượng.
- Ông tạo điều kiện cho các chư Tỳ-kheo cơ hội cuối cùng để chất vấn hay hỏi đáp Ngài nếu như có những vấn đề hay những điểm nào còn chưa sáng tỏ có thể đưa đến các kiến giải khác nhau về sau, tuy nhiên các vị đã im lặng, không có những câu hỏi hay thắc mắc nào.
- Trong cánh rừng Sà-la ven phía nam thành phố, đêm rất tối và tĩnh mịch, ông nằm nghiêng bên phía hữu, đầu hướng về phía Bắc, mặt hướng về phía Tây và dần nhập Niết-Bàn thông qua các mức thiền định, một trạng thái giải thoát hoàn toàn khổ đau của cuộc sống.
- Theo truyền thuyết Pa-li thì ông diệt độ ngày rằm tháng tư, văn bản Phạn ngữ cho rằng ngày rằm tháng 11. Trong buổi hoả thiêu thân xác của ông có nhiều hiện tượng lạ xảy ra. Xá-Lợi của Phật được chia làm 8 phần và được thờ trong các tháp khác nhau.
- Mặc dù cuộc đời ông có nhiều huyền thoại bao phủ nhưng các nhà khảo cổ học và nhân chủng học - vốn hay có nhiều hoài nghi và thành kiến - cũng đều nhất trí công nhận ông là một nhân vật lịch sử và người đã khai sáng Phật Giáo.
Post a Comment