Ông là 1 trong năm vị Ngũ hổ tướng gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Hoàng trung, Triệu Vân, Mã Siêu.
Ông được thờ cúng với hình tượng mặt đỏ, rau dài, tay cằm Thanh Long Yến Nguyệt Và cưỡi Ngựa Xích Thố. Tương truyền Thanh Long Đao của ông Nặng 82 Cân (40kg). Ông được ví với hình tượng hào hiệp, trượng nghĩa và trung thành.
Sách Thục ký chép rằng: Có lần Lưu Bị cùng đi săn với Tào Tháo, Quan Vũ lén khuyên Lưu Bị nên nhân lúc mọi người hỗn loạn mà giết Tào Tháo nhưng Lưu Bị không nghe theo vì tình thế không cho phép manh động.
Tào Tháo rất trọng vọng ông, phong làm thiên tướng quân,Hán Thọ Đình Hầu. Nhưng Tào Tháo để ý thấy ông không có ý ở lại lâu dài với mình, bèn sai Trương Liêu đến thăm dò ông.
Tháng chạp năm 219, Tôn Quyền sai người dụ hàng ông. Trong tình thế bị quân Ngô truy kích, Quan Vũ biết không thể dùng lực lượng ít ỏi còn lại để kháng cự, nên một mặt giả vờ đầu hàng, sai một số quân ở lại giương cờ trắng trên thành, còn mình dẫn hơn 10 quân kỵ theo đường nhỏ đổi hướng chạy lên phía bắc, hy vọng men theo đường núi để thoát khỏi sự kiềm tỏa của Tôn Quyền để tới Ích châu hoặc Hán Trung (địa bàn của Lưu Bị).Khi Quan Vũ chạy tới Lâm Thư thì bị tướng Ngô là Chu Nhiên và Phan Chương chặn đường. Ông bị bộ tướng của Phan Chương là Mã Trung bắt được mang về. Vì không chịu khuất phục Tôn Quyền nên ông bị giết chết Tôn Quyền giết Quan Vũ, sai người mang đầu ông đến Lạc Dương nộp cho Tào Tháo. Tào Tháo không mang đầu Quan Vũ đi bêu mà sai làm lễ tang trọng thể theo nghi thức an táng Chư Hầu
Các nhà nghiên cứu cho rằng: Tào Tháo đã phụ nhiều người, nhưng chưa từng phụ Quan Vũ.Mặt khác việc làm đó còn mang ý nghĩa chính trị không nhỏ: Tôn Quyền nộp đầu Quan Vũ cho Tào Tháo để muốn thiên hạ biết rằng mình giết Vũ theo lệnh Tào Tháo, khiến Lưu Bị chĩa mũi nhọn vào họ Tào; nhưng Tào Tháo trọng táng Quan Vũ lại cho ra thông điệp khác: Tôn Quyền tự ý giết ông. Tào Tháo đã giải toả được sự hiềm nghi của mọi người và lái được mũi nhọn của Lưu Bị trở lại phía Tôn Quyền.
Tam Quốc Diễn Nghĩa kể rằng: Ngày Tôn Quyền mở tiệc khao Lã Mông, hồn ông đã quay về giết chết Lã Mông. Vì hoảng sợ và để ly gián Ngụy và Thục nên đem đầu ông đến nộp cho Tào Tháo. Tào Tháo mở hộp đựng đầu Quan Vũ ra nhìn, thấy râu tóc dựng đứng lên, trừng mắt ra nhìn; vì vậy Tào Tháo hoảng sợ tới mức tái phát bệnh đau đầu và không lâu sau cũng chết.
Câu chuyện này dựa trên một phần thực tế về cái chết của Lã Mông. Không lâu sau khi đánh chiếm được Kinh châu cho Tôn Quyền và giết Quan Vũ, Lã Mông trở về cũng ốm nặng, không ăn uống được gì và qua đời.
Quan Vũ qua đời không rõ bao nhiêu tuổi.Tam Quốc Diễn Nghĩa ghi ông thọ 58 tuổi, tức là sinh năm 162, nhưng các nhà sử học không xác nhận thông tin này là chính xác.Sau này Lưu Bị vì mối thù Quan Vũ đã mang quân đi đánh Tôn Quyền (năm 221).
Post a Comment