Hình xăm Phật Như Lai Trên lưng
Xuất gia và thành đạo- Năm 29 tuổi, sau khi công chúa Da-du-đà-la hạ sinh một bé trai - được đặt tên là La-Hầu-La thái tử. Ông quyết định lìa cung điện, cùng tu khổ hạnh với nhiều nhóm tăng sĩ khác nhau. Ông quyết tâm tìm cách diệt khổ và tìm mọi đạo sư với các giáo pháp khác nhau. - Theo truyền thống Ấn Độ bấy giờ chỉ có con đường khổ hạnh mới đưa đến đạt đạo. Các vị đạo sư khổ hạnh danh tiếng thời đó là A-La-La-Ca-Lam và Ưu-Đà-La-La-Ma-Tử.
- Nơi A-la-la Ca-lam, Tất-đạt-đa học đạt đến cấp Thiền Vô sở hữu xứ, nơi Ưu-đà-la La-ma tử thì học đạt đến cấp Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. - Nhưng ông cũng không tìm thấy nơi các vị đó lời giải cho thắc mắc của mình, nên quyết tâm tự mình tìm đường giải thoát và có năm Tỳ-Kheo (năm anh em Kiều Trần Như) đồng hành. Sau nhiều năm tu khổ hạnh gần kề cái chết, ông nhận ra đó không phải là phép tu dẫn đến giác ngộ, bắt đầu ăn uống bình thường, năm tỉ-khâu kia thất vọng bỏ đi. - Không đạt giải thoát với cách tu khổ hạnh, ông từ bỏ phép tu này. Quả quyết rằng mình đã đi đến chỗ cùng cực của công phu tu khổ hạnh và khổ hạnh không dẫn đến giác ngộ, ông tìm phương pháp khác.
- Sau đó Tất-đạt-đa ăn uống bình thường trở lại, đến Giác Thành, ngồi dưới gốc một Cây Bồ-Đề ở Bồ Đề Đạo Tràng và nguyện sẽ nhập định không rời chỗ ngồi cho đến lúc tìm ra nguyên nhân và cơ chế của Khổ. Sau 49 ngày thiền định—mặc dù bị Ma vương quấy nhiễu—Tất-đạt-đa đạt giác ngộ hoàn toàn ở tuổi 35.
- Ông lúc đó biết rằng kinh nghiệm giác ngộ của mình không thể dùng ngôn từ hay bất cứ một cách nào khác để truyền đạt nên ông tiếp tục yên lặng ngồi thiền định dưới gốc cây Bồ-đề. Cuối cùng, được sự thỉnh cầu nhiều nơi, ông mới quyết định chuyển Pháp Luân.- Ông giờ đây mang danh hiệu Thích-ca Mâu-ni. Sau đó ông gặp lại năm vị tỉ-khâu, các vị đó nhận ra rằng ông đã hoàn toàn thay đổi. - Qua hào quang toả ra từ thân ông, các vị đó biết rằng người này đã đạt đạo, đã tìm ra con đường thoát khổ, con đường mà các vị đó không thể tìm ra bằng phép tu khổ hạnh. Các vị đó xin được giảng pháp và vì lòng thương chúng sinh, ông chấm dứt sự im lặng.
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteAD ơi, theo em nghĩ không nên xăm hình Phật trên thân thể ạ. Phật là bậc giác ngộ, Ngài luôn từ bi giúp đỡ chúng sinh thoát khổ, chúng sinh đều tôn kính thờ phụng Ngài. Phật không ban phước hay giáng họa cho ai, con người chỉ có tu luyện hướng thiện thì mới thoát khổ, không ai tu cho ai được. Nếu xăm hình Phật trên thân thể là sẽ bất kính với Phật đó ạ và sẽ nhận lại hậu quả không tốt ạ, nên không nên xăm hình Phật trên thân thể ạ. Có tâm thì Phật sẽ biết ạ, bạn gieo quả lành thì sẽ gặt quả lành, nếu làm được như vậy thì không cần phải xăm hình Phật trên lưng để cầu phước đâu ạ.. ..Cảm ơn AD ạ.
ReplyDelete